1. BQT thông báo: Bạn sẽ tiết kiệm rất nhiều, rất nhiều thời gian khi bạn tuân thủ ĐIỀU KHOẢN SỬ DỤNG của diễn đàn. "Bạn dành 1 tiếng, 2 tiếng... để đăng bài, BQT chỉ cần 1 phút để xóa tất cả các bài đăng của bạn."
    Dismiss Notice

Du lịch - hãy bắt đầu từ nhà vệ sinh

Thảo luận trong 'Du lịch' bắt đầu bởi Social, Thg 6 4, 2018.

Lượt xem: 4,323

  1. Social

    Social Administrator

    Cách đây 10 năm trọng dịp tổng kết ngành Du lịch TP.HCM, tôi đăng đàn phát biểu mấy ý kiến về thực trạng du lịch Việt Nam và kiến nghị: “Để phát triển du lịch Việt Nam cần phải có một cuộc cách mạng bắt đầu từ nhà vệ sinh”. Nghe tôi kiến nghị như thế nhiều người phì cười, nhưng rỏ ràng ta có thể nhịn ăn, nhịn mặc, nhịn uống, thậm chí nhịn yêu chứ không thể nhịn đi vệ sinh. Không có nhà vệ sinh hoặc nhà vệ sinh quá bẩn là một loại khủng bố tinh thần và tâm lý nguy hiểm đối với du khách.
    [​IMG]

    Vệ sinh không thoải mái sẽ ăn không ngon, ngủ không yên, còn tâm trí đâu thưởng ngọn cảnh đẹp.hiện nay đã xuất hiện nhiều điểm sáng về… nhà vệ sinh như Tâm Châu (Bảo Lộc), Mekong Restop (Tiền Giang), các trạm dừng chân của công ty Tín Nghĩa (Đồng Nai), Công ty Mai Linh, các nhà hàng Hưng Phát ở Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Thuận,… Tuy nhiên, tôi vừa đi qua nhiều điểm du lịch nổi tiếng trên cả nước và thấy so với tổng thể thì số nhà vệ sinh sạch sẽ, tươm tất còn qua ít.
    [​IMG]
    Tại Thành phố Phan Rang- Tháp Chàm, cả chục điểm dừng để du khách mua đặc sản đều xô bồ, nhếch nhác. Nhà vệ sinh ở đây bẩn, chật, mái lợp tôn nóng nực. Nhưng tệ nhất là nhà vệ sinh tại các điểm du lịch miền Bắc. Trên đường từ Hạ Nội đi Hạ Long du khách thường ghé lại các trường ghé lại các trạm dừng ở Hải Dương nhưng nhà vệ sinh ở đây quá tệ. Vào là hết muốn đi, có người nín luôn cả ngày vì bị ám ảnh.

    Tương tự, không ai tưởng tượng nổi ở Thác Bạc (Sapa), một thắng cảnh quốc qua nổi tiếng có ngày cao điểm đón mấy ngàn du khách lại chỉ có vài nhà vệ sinh xập xệ. Nhà vệ sinh thiếu và dơ, cánh đàn ông còn làm mặt chai “quay lưng xử bắn” để cứu thân chứ phụ nữ thì chịu. Cô nào có kinh nghiệm thì mặc váy dài rồi ngồi đại bên đường giả vờ “đọc báo”. Có người bộc trực lên tiếng: “Nếu có nhà vệ sinh đàng hoàng thì 10.000đ/lượt cũng cũng vào, chứ kiểu này thì còn lòng dạ nào để tham với quan!”. Có người thác mắc: “Quái lạ vé vào cửa tham quan thì thu đủ cả chục năm mà không làm nổi nhà vệ sinh cho tươm tất”.

    Thật ra muốn có nhà vệ sinh sạch sẽ, tươm tất không khó. Nhà nước không làm thì để dân làm. Bỏ vài chục triệu đồng đầu tư, chưa bằng tiền cọc để thầu bãi giữ xe, lại khoe re. Mỗi lần gửi xe 2.000 đồng mà có khi người ta gửi cả ngày, lại sợ trộm xe. Đằng này vào nhà vệ sinh chỉ mươi phút là lâu lại không sợ mất cắp…

    >> Xem thêm: Để ngôi nhà đẹp như mới, văn phòng công ty sạch sẽ, hãy tham khảo dịch vụ vệ sinh văn phòng của Công ty Vệ Sinh HM.

    Nhìn sang nước bạn Campuchia. Trước năm 2003 du khách phàn nàn về nhà vệ sinh ở quần thể Angkor. Lập tức, Thủ tướng Hun-sen chỉ thị (chứ không phải đề nghị hay yêu cầu): “Trong vòng 15 ngày, các điểm tham quan phải có hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn quốc tế”. Nhận chỉ thị này, các nhà quản lý tại chổ kêu ca “gấp quá không làm nổi” vì không có điện, các điểm quá xa, cả vật tư và nhân lực đều khó khăn”.
    [​IMG]

    Thủ tướng Hun-sen trả lời dứt khoát: “sau hai tuần lễ chưa có nhà vệ sinh mới đạt chuẩn thì sẽ có ban lãnh đạo mới về thay thế!”. Biết không lay chuyển được, mới 12 ngày các nhà quản lý Angkor đã “báo cáo Thủ tướng nhà vệ sinh đã hoàn tất đảm bảo chất lượng không cần phải cử ban lãnh đạo mới về”. Hiện nay, các nhà vệ sinh ở Angkor đều có phòng riêng cho người khuyết tật. Chính giữa nhà vệ sinh luôn luôn là quầy trực của nhân viên, vừa bán nước vừa bán văn hóa phẩm rất lịch sự và sạch sẽ.

    Đã đến lúc các nhà quản lý Việt Nam khi công nhận các di tích- danh thắng hoặc cấp phép mở các nhà hàng- quán ăn, các điểm du lịch,… cần phải có chuẩn mực tối thiểu về nhà vệ sinh- nhu cầu không thể thiếu của du khách. Chỉ khi nào làm được như vậy, du lịch Việt Nam mới có may thoát khỏi vị trí “xếp đầu tốp cuối của Đông Nam Á.” Mong lắm thay.
    Nguồn: Nguyễn Văn Mỹ